Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ ,MẠCH LƯƠN...









     BỆNH TRĨ




Trĩ là bệnh mạn tính do các tĩnh mạch trực tràng hậu môn bị giãn và xung huyết.Tĩnh mạch xung huyết thành một bíu hay nhiều búi,tùy vị trí tĩnh mạch ở trực tràng hay hậu môn được phân chia tren lâm sàng thành trĩ nội hay trĩ ngoại.


NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH TRĨ:

1/-Viêm đại tràng mãn tính gây táo bón thường xuyên đại tiện rặn nhiều,
2/-Viêm gan xơ gan mãn tính gây xunh huyết tĩnh mạch,
3/-Các bệnh nghề nghiệp do đứng lâu ,ngồi lâu,mang vác nặng,
4/-Người già tỳ vị suy,khí trệ, an nhiều chất dầu mỡ như bánh xèo,v,v..cũng gây chứng trĩ

5/-,Phụ nữ đẻ nhiều lần,có chửa làm trương lực cơ thành bụng thành tĩnh mạch bị giản gây giản tĩnh mạch v.v...
6/Thận âm hư gây nội nhiệt ,táo bón ,đi cầu mót rặn khó khăn ,lòi đom.có chứng trạng giống như trĩ.

Vì xung huyết dễ gây thoát quản chảy máu làm người bệnh thiếu máu,vì bội nhiễm nên người bệnh có triệu chứng nhiễm trùng.Trên lâm sàng ,căn cứ vào tình trạng các bíu trĩ,xuất huyết và nhiễm trùng để phân loại thể bệnh va cách chữa bệnh.




CÁC GIAI ĐOẠN CỦA TRĨ NỘI ,NGOẠI :

TRĨ NỘI:
1/Búi trĩ chưa ra ngoài,đại tiện ra máu tươi,có trường hợp chảy máu nhiều gây thiếu máu.
2/Khi đại tiện búi trĩ lòi ra,sau đó trĩ tự co lên được.
3/Khi đại tiện trĩ lòi ra,xong trĩ không tự co lên được,lấy tay ấn đám trĩ co lên.
4/Trĩ thường xuyên ra ngoài,đẩy tay cũng không vào,búi trĩ ngoằn ngoèo.

TRĨ NGOẠI:Chia làm 4 thời kỳ
1/Trĩ lòi ra ngoài
2/Trĩ lòi ra ngoài với các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo.
3/Trĩ bị tắc,gây đau,,chảy máu.
4/Trĩ bị viêm,nhiễm trùng ngứ và đau.





Phương pháp chữa bệnh trĩ có hai loại: Dùng thuốc uống trong để chống chảy máu,chống nhiễn trùng,làm nhỏ búi trĩ dùng thuốc,các thủ thuật ngoại khoa để gây búi trĩ hoại tử,rụng và cắt các búi trĩ.



A/CHỮA TRĨ BẰNG PHƯƠNG PHÁP BẢO TỒN:

Áp dụng;Trĩ nội thời kỳ 1 và 2 (thời kỳ 3 , 4 ít kết quả ,có xuất huyết trĩ ngoại thời kỳ3,có viêm tắc tĩnh mạch và bội nhiễm,trĩ ở người già và phụ nữ đẻ nhiều lần.


1/ TRĨ NỘI XUẤT HUYẾT HAY THỂ HUYẾT Ứ::

Triệu chứng: đi ngoài xong huyết ra từng giọt,đau,táo bón.
Phương pháp chữa: Lương huyết ,chỉ huyết ,hoạt huyết ,khứ ứ.

Bài thuốc:
-HOẠT HUYẾT ĐỊA HOÀNG THANG GIA GIẢM:

-TỨ VẬT ĐÀO HỒNG GIA GIẢM:

-CHÂM CỨU TRĨ NỘI XUẤT HUYẾT HAY THỂ HUYẾT Ứ:

Trường cường,Thứ liêu,Tiểu trường du,Đại trường du,Túc tam lý,tam âm giao,Thừa sơn,Hợp cốc.

2/TRĨ NGOẠI BỊ BỘI NHIỄM HAY THỂ THẤP NHIỆT:

Triệu chứng:
-Vùng hậu môn sưng đỏ đau
-Trĩ bị sưng to,đau,ngồi đứng không yên
-Táo bón,nước tiểu đỏ.

Phương pháp:Thanh nhiệt lợi thấp,hoạt huyết chỉ thống.
Bài thuốc:

-HÒE HOA TÁN GIA VỊ


-CHỈ THỐNG THANG GIA GIẢM

-CHÂM CỨU TRĨ NGOẠI BỊ BỘI NHIỄM THỂ THẤP NHIỆT:

Trường cường,Thứ liêu,Tiểu trường du,Đại trường du,Túc tam lý,tam âm giao,Thừa sơn,Hợp cốc(như trĩ nội xuất huyết hay thể huyết ứ nhưng dùng phép tả)

3/TRĨ LÂU NGÀY GÂY THIẾU MÁU Ở NGƯỜI GIÀ:THỂ KHÍ HUYẾT ĐỀU HƯ:

Triệu chứng:
-Đại tiện ra máu lâu ngày
-Hoa mắt ù tai,sắc mặt trắng bệch,mệt mỏi,đoãn hơi
-Tự ra mồ hôi
-Mạch Trần tế,rêu lưỡi trắng mỏng.

Bài thuốc:
-TỨ VẬT THANG GIA VỊ 

-BỔ TRUNG ÍCH KHÍ THANG:

-CHÂM CỨU TRĨ LÂU NGÀY GÂY THIẾU MÁU Ở NGƯỜI GIÀ:
Thể khí huyết đều hư:Cứu các huyệt:Bách hội,Tỳ du,Vị du,Cao hoang,Cách du,Quan nguyên,Khí hải.


B/CHỮA TRĨ BẰNG PP CHỐNG VIÊM,CHỐNG CHẢY MÁU TẠI CHỔ VÀ LÀM HOẠI TỬ RỤNG TRĨ.

1/Cao dán tiêu viêm, giảm đau:

2/Thốc làm hoại tử rụng trĩ:
Chỉ định:Trĩ nội thời kỳ 2 và 3
Chống chỉ định:trĩ ngoại,trĩ nội thời kỳ 1,ung thư trực tràng hậu môn.

3/Thắt búi trĩ:
Tiêm dung dịch,chữa trĩ nội và trĩ ngoại các thời kỳ.





CÁC BÀI THUỐC TÙY KHI CHỮA TRĨ LẬU,MẠCH LƯƠN.


1/ BÁ GIAO HOÀN
-Trị: Trị trĩ nội

2/BẠC HÀ TÁN:
Trị: Thoát giang loại dương chứng.

3/BẠCH ĐẦU ÔNG TÁN
Trị : Cổ độc ,thoát giang.

4/ Thốc bôi : BẠCH KIM TÁN: 
Trị chứng: trĩ mới hay đã lâu ngày

5/CAN CÁT THANG: Trị chứng: Trĩ do uống rượu gây ra(tữu trĩ)
  Sắc uống với nước gừng.

6/BỔ TRUNG ÍCH KHÍ THANG: Suy nhược ,khí hư (huyết trắng),Tử cung sa,lòi đom

-Trĩ ra máu, chứng Viêm mạc bao tử bị sa xuống.

7/CHÂN NHÂN DƯỠNG TẠNG THANG:Ôn bổ khí huyết,sáp trường,cố thoát,trị tả lỵ lâu ngày(khí huyết hư nhược,hạ thoát không cầm,bụng đau,thích ăn,mạch Trì tế),Ruột viêm mạn tính lòi dom.
 Tán bột,mỗi lần dùng 8 g,cho nước vào sắc uống.

8/DƯỠNG TẠNG THANG:
-Ỉa chảy ,kiết lỵ ra máu mũi như óc cá.
- Thoát giang ,bụng quặn đau.

9/DƯỠNG TẠNG THANG (2) :
-Trị ỉa chảy, kiết lỵ mạn tính , sa trực tràng.

10/ ĐƯƠNG QUI ÚC LÝ NHÂN: Ỉa ra máu,trĩ ,đại tiện bón.

11/HẮC HOÀN : Trĩ lậu lâu năm

Tán bôt làm hoàn,ngày uống 12-16 g,với nước cháo lúc bụng đói.

12/ HOÀNG LIÊN BẾ QUẢN HOÀN : trĩ lậu ra máu


13/Thuốc rắc vào vết trĩ :KHÔ TRĨ TÁN :  Trị trĩ lậu
chế thuốc ,cất kín,sau một tháng mới dùng,dùng để rắc vào vết trĩ.

14/ HÒE GIÁC HOÀN GIA VỊ  :Trĩ ,mạch lươn,ỉa ra máu

Tán bột làm hòa,uống tăng liều từ 8-12g,với rượu hoặc với nước cơm vào lúc bụng đói.
(PSĐ say:Bài nầy điều phối rất hay!)

15/ HÒE HOA TÁN :Ỉa ra máu( do nhiệt)

16/HÒE HOA TÁN :Trường vị có thấp,bụng đầy trướng,ỉa ra máu.

Tán bột,Mỗi lần dùng 20g,sắc với nước uống lúc bụng đói.

17/HÒE HOA TẦN GIAO : Ỉa ra máu,trường phong hạ huyết
 sắc uống.

18/HÒE GIÁC HOÀN: Ỉa ra máu( tiện huyết) do rượu (tữu độc).


19/ KHA TỬ TÁN: Cố thoát ,chỉ tả,trị tiêu chảy do hư hàn,tiêu sống phân,ruột sôi,bụng đau,thoát giang ,trĩ lậu.

Tán bột ngày uống 2 lần,lần 4-6gam.

20/KHỔ SÂM THANG: Hành khí,hóa ứ,thấm thấp,nhuyễn kiên,trị khí trệ thấp ở trường vị,viêm ruột mạn.
(sắc uống).

21/ KHUNG QUI HOÀN: Trị trĩ,ghẽ trĩ,trĩ nội ra máu.
 Ngày uống 16-20 gam,

22/LONG CỐT TÁN :Trị ruột bị hư yếu gây thoát giang.

Tán bột,ngày uống 4-6 gam.

23/LONG CỐT TÁN: Đại tràng hư,hậu môn lòi ra.

24/Thốc bôi: LONG NÃO TÁN: Trị sưng đau ,lỡ ngứa.
Mỗi lần dùng ít,hòa với Long não và mật bôi vào.

25/LƯƠNG HUYẾT ẨM: Trị trĩ ra máu cứ rĩ ra (trĩ lậu)

26/ LƯƠNG HUYẾT ĐỊA HOÀNG: Trị trĩ ra máu,băng huyết.
 (Sắc uống).

27/ LƯƠNG HUYẾT THANH TRƯỜNG: Trị thoát giang (lòi trôn trê).
 Sắc uống.

28/NGŨ TRĨ TÁN: Trị các loại trĩ nội và ngoại.
  tán bột ,cho vào một ít xạ hương,ngày dùng 8g.

29/ NGŨ VỊ TỬ TÁN : Trẻ nhỏ bị thoát giang.
Tán bột bằng nhau,ngày dùng 4-6g lúc đói.

Lương Y : Phan Văn
(Phổ Sanh Đường)





SỰ THẬT VỀ BỆNH TRĨ




SỰ THẬT VỀ BỆNH TRĨ







SỰ THẬT VỀ BỆNH TRĨ










A/Các loại bệnh TRĨ :













.Trĩ là một bệnh mạn tính, do các tĩnh mạch trực tràng hậu môn bị dãn và xung huyết thành búi hoặc nhiều búi. Tùy vị trí tĩnh mạch ở trực tràng hoặc hậu môn mà chia ra Trĩ Nội hoặc Trĩ Ngoại .
Các sách cổ chia làm 5 loại trĩ: Mẫu Trĩ, Tẫn Trĩ, Trường Trĩ, Mạch Trĩ, Huyết Trĩ
Tùy vị trí tĩnh mạch ở trực trường hoặc hậu môn mà chia ra Trĩ Nội hoặc Trĩ Ngoại.
Các giai đoạn của Trĩ Nội và Ngoại được phân chia như sau:








 
B/Trĩ Nội: đều chia làm 4 thời kỳ:

Loại 1- Búi trĩ chưa ra ngoài, đại tiện ra máu tươi, có trường hợp chảy máu nhiều gây thiếu máu.


Loại 2- Khi đại tiện, búi trĩ lòi ra ngoài, sau đó trĩ lại tự co lên được.


Loại 3- Khi đại tiện, trĩ lòi ra nhưng không tự co lên được, lấy tay ấn, đẩy mới vào.


Loại 4- Trĩ thường xuyên ra ngoài, đẩy tay cũng không vào, búi trĩ ngoằn ngoèo.
 
Trĩ Ngoại: Chia làm 4 thời kỳ:

Loại 1) Trĩ lòi ra ngoài



.Loại 2) Trĩ lòi ra ngoài với các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo


.Loại 3) Trĩ bị tắc, đau, chảy máu


.Loại 4) Trĩ bị viêm, nhiễm trùng, ngứa và đau.









 
C/Do:

Tạng Phế và Đại trường tương thông nhau mà hậu môn là của của Đại trường. Tạng Phế mạnh thì khí đầy đủ, nếu hư yếu thì hàn khí không thu liễm lại được làm cho đầu ruột lòi ra. Đại trường nóng cũng có thể thoát ra.
Do viêm đại tràng cấp hoặc mãn tính gây ra….
Đa số do ăn uống không điều độ, uống rượu quá mức, ăn nhiều thức ăn béo, ngồi lâu làm cho thấp tụ lại, mót đi tiêu mà không đi ngay, hoặc là Dương minh phủ không điều hòa, quan lạc bị bế tắc, phong nhiệt không lưu thông gây nên ngũ trĩ”.
 
D/Bệnh trạng:

. Khi đi tiêu, nếu ra máu, thường trước đó mấy giờ thấy cắn nhói trong tim vài cái.
. Khi sắp đi tiêu, dù ra máu hoặc không, 10 đầu ngón chân thường thấy tê, lạnh (đó là bệnh trĩ phát nặng). Đi tiêu xong, vài giờ sau sẽ hết tê lạnh.
. Khi trĩ sưng tấy lên, thường 2 lòng bàn chân cảm thấy nóng, cũng có khi bàn chân giảm cảm giác khoảng vài ngày.
. Khi đi tiêu ra máu rồi, khi trở vào, lúc đó trong người cảm thấy như thường nhưng sau độ ½ giờ hoặc hơn, máu tim thăng bằng trở lại, bị thiếu hụt đi khiến cho sắc mặt tái mét và người mệt mỏi, không muốn cười nói và làm gì vài giờ sau.


E/ Triệu chứng


Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:
1- Trĩ Nội Xuất Huyết hoặc Thể Huyết Ứ: Đi tiêu xong huyết ra từng giọt, táo bón.
+ Trĩ Ngoại Bị Viêm Nhiễm (Hoặc thể Thấp Nhiệt): Vùng hậu môn sưng đỏ, đau, trĩ bị sưng to, đau, táo bón, nước tiểu đỏ.
2- Trĩ Lâu Ngày Gây Thiếu Máu Nơi Người Lớn Tuổi (Thể Khí Huyết Đều Hư): Tiêu ra máu lâu ngày, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, sắc mặt trắng, rêu lưỡi trắng mỏng, người mệt mỏi, hơi thở ngắn, tự ra mồ hôi.
 Hình ảnh các giai đoạn búi trĩ từ nhẹ đến nặng












F/Biến chứng :

Bệnh trĩ để lâu không chữa trị vào giai đoạn 3,4  có thể gây ra các biến chứng như tắc mạch, nghẹt, nhiễm khuẩn.

-Tắc mạch trĩ :

Tắc mạch ở trĩ nội ít hơn  so với tắc mạch ở trĩ ngoại. Việc rặn khi đi ngoài, khuân vác nặng, hoạt động thể thao, hậu sản… làm tăng áp lực vùng hậu môn gây sung huyết vùng hậu môn là những yếu tố thuận lợi của tắc mạch trĩ


-Nhiễm khuẩn

 Hậu môn thấy các nhú phù nề sưng to, màu trắng, các khe nằm giữa các búi trĩ bị loét nông,viêm  màu đỏ.

-Phù nề gây nghẹt:

Búi Trĩ sa xuống phù nề bị nghẹt đẩy lên rất khó  vì cơ vòng thắt chặt,nên bệnh nhân rất đau đớn có khi bị hoại tử, lở loét và nhiễm khuẩn.





















Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

LƯƠNG Y PHAN VĂN – PHỔ SANH ĐƯỜNG


LƯƠNG Y PHAN VĂN – PHỔ SANH ĐƯỜNG

Lương Y Phan Văn - Phổ Sanh Đường
Họ tên: PHAN VĂN
Chuyên khoa: Khoa Y Học Cổ Truyền Đông Y
Phòng khám Đông Y : PHỔ SANH ĐƯỜNG

Địa chỉ phòng mạch:

  • 868 Trường Chinh, P 15, Tân Bình,HCM,
  • 119 Văn Cao,Tân Phú,HCM
  • 257 Lê Trọng Tấn -Tân Phú –HCM

HỌC VỊ & HỌC HÀM

Bằng cấp: Lương Y Đa Khoa

KINH NGHIỆM CHUYÊN MÔN

  • Các chứng đau khớp,
  • Cột Sống
  • Ngoài da
  • Trĩ
  • Viêm Xoang
  • SNTK
  • Thận suy

WEBSITE:

PHÁT BIỂU

PHỔ SANH TẤT CẢ VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
Nếu bạn có nhận xét hay đóng góp ý kiến về Lương Y Phan Văn – Phổ Sanh Đường, xin vui lòng điền thông tin ngay bên dưới. Nếu bạn cần tìm một cơ sở y tế chuyên khoa, xin vui lòng sử dụng chức năng TÌM KIẾM của chúng tôi.
Trân trọng,